>Thiết bị kẹp bảng điều khiển năng lượng mặt trời
>Cách lắp đặt các tấm pin mặt trời trên các loại mái nhà khác nhau
Sau nhiều tháng chờ đợi, cuối cùng tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đã ban hành văn bản chính thức hướng dẫn đăng ký bán điện mặt trời trên mái nhà. Đây là một cột mốc khá quan trọng trong lĩnh vực năng lượng sạch tại Việt Nam, giúp nhiều hộ dân và doanh nghiệp có thể an tâm đầu tư các hệ thống điện mặt trời mới, rút ngắn thời gian hoàn vốn nhanh hơn nhờ bán được lượng điện thừa trong thời gian không dùng đến cho EVN.
Đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ quyết định này là các hộ gia đình hiện đại, vì họ thường ra khỏi nhà ban ngày nên không tận dụng hết được nguồn điện mặt trời dồi dào vào thời điểm này, nhưng giờ đây số điện đó sẽ được EVN ghi nhận và thanh toán ngược lại.
Hệ thống điện mặt trời nào được sẽ được áp dụng hình thức mua điện này
Chương trình này được áp dụng cho tất cả dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà hoặc gắn với công trình xây dựng do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ đầu tư. Các dự án điện mặt trời lắp đặt trên mặt đất, mặt nước và các vị trí không gắn với mái nhà hoặc công trình xây dựng không thuộc phạm vi hướng dẫn của công bố này.
Lưu ý chất lượng của hệ thống điện mặt trời
Để đảm bảo sự ổn định và an toàn cho lưới điện, CTĐL/ĐL sẽ cử người đến kiểm tra chất lượng hệ thống điện mặt trời của bạn. Vì thế bạn cần chắc chắn rằng mình đang làm việc với một công ty triển khai giải pháp điện mặt trời uy tín và có nhiều kinh nghiệm.
Trước tiên, CTĐL/ĐL sẽ kiểm tra tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ inverter; giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất, các biên bản thí nghiệm, các thông số kỹ thuật đáp ứng quy định hiện hành. Sau đó, CTĐL/ĐL sẽ cử người đến kiểm tra kết quả thực tế, nếu kết quả đáp ứng được tiêu chuẩn, bạn sẽ được phép ký kết hợp đồng bán điện cho EVN. Hiện tại, nhờ đội ngũ kỹ sư có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao, cùng với việc sử dụng tấm pin Canadian Solar, inverter INVT và các phụ kiện chất lượng cao, nên 100% hệ thống do DAT Solar lắp đặt đều vượt qua tiêu chuẩn nghiêm ngặt này của EVN.
Công suất bao nhiêu sẽ phù hợp
Ở mỗi khu vực sẽ cho cho phép bạn nối lưới một hệ thống điện mặt trời phù hợp. Tổng công suất lắp đặt của các dự án đấu nối vào lưới điện trung, hạ áp phải đảm bảo không được vượt quá công suất định mức của đường dây, máy biến áp phân phối trung, hạ áp tại khu vực đó. Vì thế bạn cần kiểm tra trước với công ty Điện Lực trong khu vực để chọn công suất hệ thống phù hợp. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại khi các dự án điện mặt trời trên mái nhà chưa xuất hiện quá nhiều, hệ thống điện mặt trời của bạn hầu như sẽ không ảnh hưởng đến sự quá tải của lưới điện. Nên khi lắp đặt sớm, bạn sẽ được CTĐL/ĐL thông qua dễ dàng hơn. Chi tiết như sau:
+ Dự án có công suất lắp đặt < 03 kWp: Đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 01 pha hoặc 03 pha tuỳ theo hiện trạng sẵn có.
Dự án có công suất lắp đặt ≥ 03 kWp: Đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 03 pha. Nếu chủ đầu tư là khách hàng sử dụng điện đang đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 01 pha, cho phép dự án có công suất lắp đặt ≥ 03 kWp đấu nối vào lưới điện bằng 01 pha nếu lưới điện vẫn đảm bảo điều kiện vận hành an toàn, ổn định.
– Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án điện mặt trời mái nhà lớn hơn công suất định mức của đường dây, máy biến áp phân phối hạ áp, CTĐL/ĐL sẽ có văn bản thông báo về khả năng quá tải của đường dây, máy biến áp phân phối hạ áp và thỏa thuận chủ đầu tư giảm công suất lắp đặt của dự án hoặc xây dựng đường dây, máy biến áp nâng áp để được đấu nối vào lưới điện trung áp gần nhất.
Đăng ký ở đâu?
Hiện tại, các Tổng Công ty Điện lực (TCTĐL) đã uỷ quyền cho Công ty Điện lực/Điện lực (CTĐL/ĐL) được ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện từ các dự án điện mặt trời trên mái nhà đấu nối vào lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. Nghĩa là bạn không cần đi đâu xa, chỉ cần đến công ty Điện Lực đang quản lý lưới điện tại khu vực của bạn. Bạn có thể tham khảo thêm về mẫu hợp đồng mua bán điện cho dự án điện mặt trời trên mái nhà tại đây.
Trình tự và thủ tục đăng ký
Sau khi nắm rõ những điều cần lưu ý, bạn sẽ đăng ký bán điện mặt trời trên mái cho EVN theo trình tự như sau:
Giá thu mua được tính như thế nào?
Các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều. Điện sẽ được thu mua lại với giá 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với Đô La Mỹ do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Con số này sẽ thay đổi mỗi năm dựa trên tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô La Mỹ. Theo số liệu thực tế, con số này đã tăng từ 2.086 đồng/kWh trong năm 2017, đến nay đã lên tới 2.134 đồng/kWh trong năm 2019.
Xem thêm bài viết: EVN bắt đầu trả tiền cho các hộ dân lắp điện mặt trời dùng thừa.
Hình thức thanh toán
Tiền điện thanh toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ) được xác định cho từng năm và được tính đến hàng đơn vị đồng. Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản. Phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu.
+ Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn: Hàng tháng CTĐL/ĐL thực hiện nhận hóa đơn, kiểm tra và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.
+ Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân không phát hành hóa đơn: Hàng tháng, bộ phận Kinh doanh của CTĐL/ĐL thực hiện lập bảng kê thanh toán tiền điện trên hệ thống CMIS, trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt và chuyển sang bộ phận tài chính kế toán để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư, tiền thanh toán không bao gồm thuế GTGT.
Trên đây là những điều quan trọng mà bạn cần lưu ý và trình tự để đăng ký bán điện mặt trời trên mái cho tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN).