Công nghệ pin mặt trời

Hiện tại các tấm pin năng lượng mặt trời có 2 công nghệ sản xuất khác nhau là pin mặt trời Mono và pin mặt trời Poly. Các tấm pin Mono có hiệu xuất cao hơn so với các tấm pin Poly, tuy nhiên do việc sản xuất các tấm pin Mono có quy trình sản xuất phức tạp và tốn kém nên giá thành của các tấm pin Mono cao hơn so với các tấm pin Poly.

>> Dụng cụ lắp đặt solar
>> Phụ kiện năng lượng mặt trời
>> Cách lắp pin năng lượng mặt trời trên mái bê tông

Do sự khác nhau về công nghệ chế tạo nên các tấm pin Mono vào Poly bạn có thể phân biệt bằng mắt thường. Pin Mono thường có màu đen sẫm đồng nhất, pin Poly thì có màu xanh đậm và các cell pin được xếp khít với nhau thành mảng lớn nguyên vẹn.

Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ có tác động rất lớn đến hiệu suất của pin năng lượng mặt trời (độ dẫn điện giảm khi nhiệt độ tăng), nhiệt độ càng tăng thì hiệu suất chuyển đổi sẽ càng giảm xuống.

Đối với pin Mono thì hiệu suất sẽ cao hơn so với pin Poly nhưng đến một nhiệt độ nhất định, khả năng hấp thụ nhiệt của pin Mono sẽ giảm hơn so với pin Poly và cũng chính vì thế, tuổi thọ của pin Mono cũng sẽ thấp hơn so với pin Poly.

Cách bố trí tấm pin mặt trời

Tuỳ thuộc vào điạ hình lắp đặt mà chúng ta sẽ có các phương án lắp đặt pin khác nhau, tuy nhiên bạn cần chú ý không nên lắp pin theo hướng thẳng đứng hoặc quá dốc gây ảnh hưởng đến thời gian hứng nắng, không nên lắp quá phẳng dẫn đến việc bị đọng nước hoặc bụi bẩn trên tấm pin mặt trời dẫn đến giảm tuổi thọ của tấm pin. Góc lắp lý tưởng nhất là nghiêng 10 đến 15 độ.

Bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố khác gây cản trở việc hứng năng từ các tấm pin mặt trời, tránh các khu vực có nhiều cây lớn hoặc những nhà cao tầng che ánh năng mặt trời chiếu vào pin. Ngoài ra với địa hình lắp đặt trên mái nhà cần chú ý kết cấu mái nhà, hệ thống giá đỡ cũng như các tấm pin thường được thiết kế sử dụng trên 20 năm do đó để tránh việc cải tạo mái nhà sau này làm tăng chi phí cải tạo bạn nên lắp đặt tại những nơi còn chắc chắn hoặc chưa quá cũ. Tốt nhất bạn nên lắp trên mái có trần bê tông hoặc mái ngói có xà gồ chắc chắn.

Dàn hệ thống pin được gia cố chắc chắn nhưng bị che khuất bởi bóng cây

Dây cáp solar

Dây điện dùng để truyền tải điện nên dùng loại 1 lõi 2 lớp vở cách điện để hạn chế ngắn mạch và chạm đất. Dây điện nên được đi bên trong ống gen bảo vệ, đấu nối bên trong tủ/hộp bảo vệ.

Hệ thống pin mặt trời cần phải có thiết kế nối đất và chống sét, các thiết bị đều phải được bảo dưỡng định kỳ để hệ thống có thể hoạt động ổn định và an toàn nhất có thể.

Các bước để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời.

1.Chọn vị trí và cân nhắc chi phí hợp lý

2.Xác định lượng điện cần thiết và ước tính diện tích lắp đặt.

3.Khảo sát đơn vị thi công lắp đặt và xem xét khả năng bảo trì (thời gian bảo trì càng lâu càng tốt).

4.Chọn loại pin mặt trời (Mono hoặc Poly) và phương pháp gắn khung đỡ bên dưới.

5.Chọn bộ hoà lưới hoặc inverter phù hợp bao gồm công suất, chủng loại, nơi lắp đặt hợp lý cho công tác bảo tì.

6.Đảm bảo khung đỡ bao gồm khả năng lắp thêm, khả năng chịu gió bão, khả năng chống thấm tránh bị dột nước sau khi lắp đặt

7.Kiểm tra các tấm năng lượng cùng một hướng chỉ được kết nối với một biến tần.

8.Kiểm tra độ nghiêng 10o – 15o cho khả năng hứng sáng tốt nhất.

9.Kiểm tra khả năng thông gió dưới các tấm năng lượng cho mục đích làm mát.

10.Kiểm tra dây điện phù hợp bao gồm tiết diện lõi để tải điện, nên dùng cáp lõi đơn, 2 lớp cách điện chống nắng.

11.Kiểm tra hệ thống chống sét.

12.Đảm bảo các tấm module được nối đất.

13.Người lắp đặt tấm pin năng lượng cần có kinh nghiệm và tuân thủ các nguyên tắc an toàn.

14.Kiểm tra dây điện cần đấu nối đúng cách.

15.Hoàn thành thử nghiệm, vận hành hệ thống, và bàn giao tài liệu kỹ thuật.